Bùi Quỳnh Hoa diện trang phục cực 'cháy', nổi nhất dàn Mentor Miss International Queen Vietnam 2023?
Những ngày này, âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) trở nên tấp nập, nhộn nhịp khi cá chuồn vào mùa. Từng thuyền nối đuôi nhau cập cảng, nhập hàng tấn cá chuồn, sau đó đưa đi tiêu thụ trên khắp địa bàn TP.Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.Biển đảo Tây Nam: Hải trình của những trái tim yêu nước
Ở miền Nam, giá heo hơi tăng 1.000 đồng, thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đạt mức 64.000 đồng/kg; TP.HCM, Bình Phước và Long An lên 63.000 đồng/kg; Hậu Giang và Bạc Liêu 62.000 đồng/kg. Giá heo hơi của các tỉnh thành còn lại phổ biến từ 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Jisoo - BlackPink đầu tư cực khủng cho trang phục trong Mv solo đầu tay
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.
Ngày 20.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Sở Y tế Cà Mau đã có công văn gửi đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, yêu cầu thực hiện chi trả phụ cấp ưu đãi nghề theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.Theo báo cáo, từ năm 2011 đến nay, các đơn vị đã chi phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% trở lên cho 72 viên chức hành chính, đúng quy định và vị trí việc làm, với tổng số tiền hơn 5,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đủ điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP vẫn chưa được chi trả.Sở Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát và chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề từ nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm ngân sách hoạt động thường xuyên và nguồn thu hợp pháp. Đối với những trường hợp thuộc diện hưởng chế độ theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 56), nếu có hồ sơ chứng minh thường xuyên trực tiếp tham gia công tác chuyên môn, phải chi trả ngay, đảm bảo không xảy ra khiếu nại ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức.Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tập thể liên quan từ năm 2011 đến tháng 5.2024. Các giám đốc đơn vị qua các giai đoạn, kể cả đã nghỉ hưu, sẽ được mời về kiểm điểm.Như Thanh Niên đã thông tin, hơn 100 viên chức tại các trung tâm y tế tuyến huyện của tỉnh Cà Mau bị giảm phụ cấp ưu đãi nghề từ 40% xuống 20% trong năm 2022 - 2023. Lý do được đưa ra là họ làm công việc hành chính, không phải nhân viên y tế, nên không được hưởng mức ưu đãi này. Tuy nhiên, những viên chức trên cho rằng việc cắt giảm không phù hợp vì họ vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn y tế.Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện việc chi trả và giải quyết chế độ phụ cấp ưu đãi nghề trong tháng 2.
Phương án nào cho học sinh Trường quốc tế AISVN nếu phụ huynh đóng góp không đủ?
Theo tờ Khmer Times, nội các Campuchia do Thủ tướng Hun Manet đứng đầu ngày 25.1 thông qua dự thảo Luật chống việc không công nhận tội ác vi phạm trong giai đoạn Campuchia Dân chủ (1975-1979).Dự thảo luật gồm 7 điều được xây dựng theo yêu cầu của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia Hun Sen, khi ông chủ trì lễ kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ ngày 7.1.Theo dự thảo luật, những người không công nhận mà còn ca tụng tội ác thực hiện trong giai đoạn Campuchia Dân chủ, cũng như những tội ác đã được Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) công nhận hoặc đang xét xử, sẽ bị trừng phạt để mang lại công lý cho các nạn nhân và ngăn chặn hành động tương tự tái diễn.Những người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm và bị phạt tiền từ 10 triệu-50 triệu riel (62 triệu-311 triệu đồng).Dự thảo luật nêu rõ các tội ác đã được ECCC xác định, gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội vi phạm Công ước Geneva năm 1949. Bên cạnh đó, dự thảo luật còn nhằm ghi lại toàn bộ tội ác chống lại loài người trong dưới chế độ Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu, kéo dài 3 năm, 8 tháng và 20 ngày. Theo AFP, khoảng 2 triệu người chết vì đói, bị tra tấn, bị cưỡng ép lao động và hành quyết tập thể trong giai đoạn 1975-1979.Người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết dự thảo luật sẽ sớm được trình lên quốc hội thông qua, theo AFP. Dự luật này sẽ thay thế luật tương tự được thông qua hồi năm 2013, cấm các phát ngôn chối bỏ tội ác của Khmer Đỏ và có mức phạt tối đa 2 năm tù.